Đức Thủy Tổ của Tộc Nguyễn Kim (tức Tộc Nguyễn Ngọc) của chúng ta là Ngài Nguyễn Kim Bản, Ngài xuất sanh tại Bắc Việt, thuộc Trấn Sơn Nam, Hạt Thừa Tuyên, Phủ Trường An, huyện An Mô, xã An Vân, thôn Phước Hệ. Theo khẩu truyền của các bậc Tiền nhân của Gia Tộc thì Ngài từ đất Bắc vào tại địa bộ Làng Thạc Gián khoảng cuối thế kỷ thứ 15, dưới thời Vua Lê Thánh Tông mở mang bờ cõi đất nước Đại Việt về phương nam, với việc thành lập Đạo Quảng Nam (bao gồm Quảng nam, Quảng Nghĩa, Bình Định và thành phố Đà nẵng bây giờ) . Tại nơi đây, Ngài đã tiếp tay cùng Đức Tiền Hiền Làng Thạc Gián là Ngài Huỳnh Văn Phước chiêu tập dân đinh khai khẩn, khai canh, khai cư, mở mang xây dựng nên địa bộ Làng Thạc Gián (diện tích ngày nay bao gồm các Phường Thạc Gián, Vĩnh Trung, Chính Gián, Thạch Thang, Tân Chính, Tam Thuận, phần phía Nam của 3 phường Hải Châu 2, Nam Dương và Bình Hiên , cùng phần phía đông của sân bay Đà Nẵng (trước đây là xứ đất Bàu Sen của Làng Thạc Gián) .
Thuở trước, nơi đây là vùng đất ven biển , khi còn là đất của Chiêm Thành thì người Chiêm ít sinh sống tại đây, sau khi vua Chế Mân hiến cho Nhà Trần (năm 1306) thì nơi đây cũng chỉ là vùng phên dậu của Đại Việt, chỉ đến sau khi Vua Lê Thánh Tông mở mang bờ cõi về phương Nam (năm 1470) vùng đất nầy mới trở thành nơi cư trú ngày càng phồn thịnh của người Việt. Từ một vùng đất hoang sơ, gia đình của Đức Thủy Tổ Tộc Nguyễn Ngọc (có 4 người con trai của Ngài tháp tùng). Ngoài việc tiếp tay cùng Đức Tiền Hiền, đã cùng các bậc Tiền Bối lúc bấy giờ đã ra sức xây dựng nên địa bộ Làng Thạc Gián ngày càng đông đúc dân cư tìm đến sinh sống, trù phú và phát triển. Với công lao to lớn của Ngài, Triều Nhà Nguyễn đã truy phong hần cho Ngài với Thần hiệu : “Hậu Hiền Đệ Nhất Lang Nguyễn Kim quý công Tôn Thần tước phong vi duật bảo trung hưng linh phò chi Thần”. Chính danh của Tổ Tiên dòng Tộc chúng ta là NGUYỄN KIM, nhưng vào Triều Nhà Nguyễn phải đổi thành NGUYỄN NGỌC, với nguyên do : Khi vua Gia Long xây dựng nên Triều Đại Nhà Nguyễn, do Đức Triệu Tổ của Hoàng Triều có tên húy là Nguyễn Cam (Nguyễn Kim) – cho nên chữ Kim là tên Húy của Gia Thế Nhà Vua, theo luật lệ thời bấy giờ, triều đình đã có sắc chỉ cấm tuyệt không được viết , dùng, nói đến tên húy, còn các tên húy nhẹ thì được viết nhưng phải giảm hoạh, nghĩa là phải bỏ đi một hoặc hai nết trong chữ đó và khi đọc phải nói trại đi . Điều nầy càng được thực hiện triệt để từ đời vua Minh Mạng đến đời vua Tự Đức. Theo đó, Gia Tộc chúng ta phải đổi từ NGUYỄN KIM thành NGUYỄN NGỌC là do vậy .
Cũng từ sác chỉ nói trên, Tổ Tiên Ông Bà chúng ta có lệ “Sinh tùy thế , thác quy Tổ”. Đó chính là lệ khi sống thì lấy chữ Ngọc thay chữ Kim, nhưng khi mất thì lấy lại chữ Kim thay chữ Ngọc để khắc vào Bài Vị , Mộ Chí và ghi vào Gia Phả (Lệ nầy được Ông Bà chúng ta thực hiện cho đến Đời thứ 11 - đến những năm 1960. Trãi qua một nửa thiên niên kỷ, đất nước lại trãi qua nhiều cuộc chiến tranh, nên dấu tích của Tổ Tiên chúng ta đã bị mai một , mất mác không ít . Nhưng có điều đáng mừng, Tổ Tiên Ông Bà chúng ta vốn theo truyền thống Nho học suốt nhiều thế hệ nên bút tích, văn tự của các bậc Tiền nhân và các Sắc Phong, Chiếu Chỉ của Nhà Hậu Lê , Nhà Nguyễn (cách đây 150 đến gần 300 năm) đã ban tặng vần còn được lưu giữ đến nay vẫn còn nguyên vẹn . Mặt khác Mộ Phần, Mộ Chí của Tiền nhân dòng Tộc từ Đức Thủy Tổ và các bậc cao đời đến nay được giữ gìn chu đáo; Các Thần Vị có niên đại 180 đến 260 năm vẫn còn Thờ Tự nguyên vẹn, chữ viết vẫn còn rõ nét . Ngoài ra, những sự nghiệp, công đức, những nề nếp phong tục , tục lệ . . . thông qua ghi chép và truyền khẩu từ đời nầy sang đời khác cũng được bảo tồn . Tất cả những điều đó khi đối chiếu với chính sử đều phù hợp với các giai đoạn hưng thịnh hoặc suy vong của đất nước . Tất cả chính là tài sản lịch sử vô giá của Tộc Nguyễn Ngọc chúng ta mà Tổ Tiên đã dày công xây dựng và lưu truyền cho hậu thế .
Hiện nay Gia Tộc còn lưu giữ được :
Tính đến thế hệ con cháu hiện thời, Gia Tộc chúng ta đã truyền đực 18 đời . Tộc có 03 Phái : Phái Nhất có 02 chi. Phái Nhì có 04 Chi, Phái Ba có 04 Chi . Là con cháu, chúng ta nên luôn tâm nguyện ghi nhớ và tri ân công đức của Tổ Tiên, đồng thời tích cực tham gia bảo tồn và bồi đắp nền nếp gia phong đã được các bậc tiền nhân dày công gầy dựng .